Đảm bảo tình trạng sức khoẻ, an toàn tại toà nhà văn phòng, chung cư trước đại dịch Covid 19

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Ban Quản lý tòa nhà văn phòng và các chuyên gia vận hành có thể thực hiện các bước sau để tạo ra một nơi làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và khách hàng.

Bảo vệ nhân viên, khách hàng, cư dân đồng thời giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh.

Lập kế hoạch đảm bảo an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc phòng chống  COVID-19.

Trước khi hoạt động, kiểm tra tòa nhà đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng để sử dụng.

–      Đánh giá tòa nhà, các hệ thống an toàn đến tính mạng và vận hành an toàn của tòa nhà để xác định xem tòa nhà đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng chưa. Kiểm tra các rủi ro về tình trạng ngừng hoạt động kéo dài, chẳng hạn như nấm mốc, động vật gặm nhấm, hoặc các vấn đề liên quan đến hệ thống nước bị tù đọng và thực hiện các biện pháp khắc phục thích hợp.

–      Đảm bảo hệ thống thông gió trong toà nhà hoạt động đúng cách. Để xây dựng hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (hệ thống HVAC) của tòa nhà đã bị tắt hoặc tạm ngừng hoạt động, hãy xem hướng dẫn khởi động lại, có trong Tiêu chuẩn ASHRAE180-2018, Tiêu Chuẩn Thực Hành về Kiểm Tra và Bảo Trì Các Hệ Thống HVAC.

–     Tăng lưu thông không khí ngoài trời ở mức tối đa bằng cách mở cửa sổ và cửa ra vào nếu có thể và sử dụng quạt.

–      Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm phổi và các bệnh khác, thực hiện các bước để đảm bảo rằng  toàn bộ hệ thống nước (ví dụ: vòi nước ở bồn rửa, vòi nước để uống, đài phun nước trang trí) và các thiết bị sử dụng nước (ví dụ: máy làm đá, tháp giải nhiệt) đều an toàn để sử dụng sau khi mở cửa trở lại.

Xác định sàng lọc, dự báo các nguy cơ nhân viên có thể bị dương tính với COVID-19 tại nơi làm việc.

–      Thực hiện đánh giá rủi ro hại toàn diện của nơi làm việc để xác định những mối nguy hại tiềm ẩn có thể làm tăng nguy cơ lây lan COVID-19.

–       Xác định những công việc và khu vực chung nơi nhân viên có thể tiếp xúc gần (trong phạm vi 2 mét) với người khác – ví dụ như phòng họp, phòng nghỉ, căng-tin, Tủ đồ cá nhân, khu vực đăng ký, khu vực chờ, cửa ra vào.

–       Phổ biến khả năng lây lan dịch bệnh tới tất cả nhân viên tại nơi làm việc- như quản lý, nhân viên, nhân viên làm sạch, nhân viên an ninh, nhân viên cứu trợ và nhân viên bảo trì.

–       Cần thông báo cho Ban quản lý về những điều chỉnh trong quy trình làm việc và các yêu cầu đối với Ban quản lý để phòng ngừa việc lây truyền COVID-19.

Xây dựng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh lây lan bằng cách sử dụng hệ thống phân cấp các biện pháp kiểm soát để giảm lây truyền bệnh giữa người lao động. Kết hợp các biện pháp kiểm soát dưới đây:

–       Các biện pháp kiểm soát quy trình: Cách ly người lao động ra khỏi nguy cơ lây lan dịch bệnh

– Sắp xếp, giữ khoảng cách 2 mét khi giao tiếp

.  Lắp các tấm chắn trong suốt, nhằm giãn cách ở những nơi khó thực hiện giãn cách 2 mét.

.  Sắp xếp ghế ngồi trong khu vực lễ tân hoặc khu vực tiếp khách chung khác bằng việc che phủ (bọc kín ghế bằng băng dính hoặc vải để không thể sử dụng ghế) nhằm đảm bảo giãn cách 2 mét.

–         Sử dụng các phương án giãn cách nhân viên trong tất cả các khu vực của tòa nhà, bao gồm khu vực làm việc và các khu vực khác như phòng họp, phòng nghỉ, bãi đỗ xe, khu vực ra vào và tủ đồ cá nhân.

. Sử dụng các bảng hiệu, đánh dấu băng dính và các gợi ý như đề can hoặc băng dính màu dán trên sàn, đặt cách nhau 2 mét, để chỉ vị trí đứng khi không thể dùng rào chắn.

. Thay thế các đồ vật có khả năng “chạm” nhiều, có thể thay thế bằng những món đồ đóng gói sẵn, đủ dùng cho một lần. Khuyến khích nhân viên tự mang theo nước uống để giảm thiểu việc sử dụng và chạm vào vòi nước hoặc xem xét việc lắp đặt vòi nước tự động.

–          Xem xét thực hiện các bước để cải thiện lưu thông gió trong tòa nhà, tham khảo ý kiến của chuyên gia về HVAC, dựa trên các điều kiện môi trường (nhiệt độ/độ ẩm) và tình hình lây nhiễm trong cộng đồng tại nơi đó.

    • Tăng tỷ lệ không khí ngoài trời
    • Tăng tổng lưu lượng không khí cung cấp cho các không gian đang sử dụng, nếu có thể.
    • Tắt các điều khiển thông gió kiểm soát theo nhu cầu, điều chỉnh giảm lượng không khí cung cấp tùy theo nhiệt độ hoặc số người trong phòng.
    • Cân nhắc sử dụng thông gió tự nhiên (mở cửa sổ nếu không khí an toàn) để làm loãng không khí trong nhà với không khí ngoài trời khi điều kiện môi trường và tòa nhà cho phép.
    • Cải thiện hệ thống lọc không khí trung tâm:
        • Tăng khả năng lọc không khí cao nhất có thể mà không làm giảm luồng không khí.
        • Kiểm tra vỏ và giá đỡ thiết bị lọc để đảm bảo phù hợp với thiết bị lọc, đồng thời tìm cách để giảm thiểu luồng khí không qua thiết bị lọc.
    • Xem xét vận hành hệ thống HVAC xử lý tối đa luồng không khí bên ngoài trong 2 giờ trước và sau thời gian sử dụng, theo tiêu chuẩn công nghiệp.
    • Tạo ra chuyển động luồng khí từ sạch đến ít sạch, bằng cách đánh giá lại vị trí của bộ khuếch tán khí thổi vào và hút ra và/hoặc van điều tiết, điều chỉnh thổi khí theo vùng và lưu lượng khí thoát ra để thiết lập mức chênh lệch áp suất có thể đo được. Để nhân viên làm việc trong những khu vực được cung cấp thông gió “sạch”, không bao gồm những khu vực có nguy cơ cao như khu vực lễ tân hoặc phòng tập (nếu mở).

–      Cân nhắc sử dụng hệ thống quạt/bộ lọc không khí với hiệu suất cao di động để giúp tăng cường làm sạch không khí (đặc biệt là ở những khu vực có nguy cơ cao).

–       Đảm bảo quạt thông gió trong các phòng vệ sinh hoạt động hết công suất khi tòa nhà được đưa vào sử dụng.

–       Cân nhắc sử dụng chiếu xạ diệt khuẩn bằng tia cực tím (UVGI) như một biện pháp bổ sung để giúp giảm thiểu vi-rút trong tầng không khí ở trên cao của không gian sử dụng chung, theo hướng dẫn của ngành.

Các biện pháp kiểm soát hành chính: Thay đổi cách thức làm việc

–         Yêu cầu nhân viên có các triệu chứng nhiễm COVID-19 hoặc người có người nhà bị nhiễm bệnh COVID-19 ở nhà và thông báo cho cơ quan y tế.

    • Nhân viên có biểu hiện các triệu chứng khi đến nơi làm việc hoặc bị bệnh trong ngày nên lập tức được cách ly, cung tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch.
    • Nhân viên bị bệnh nên tuân thủ khuyến cáo của CDC. Nhân viên không nên quay trở lại làm việc cho đến khi họ đáp ứng các tiêu chí để ngừng cách ly tại nhà và có kết quả âm tính sau 21 ngày cách ly.
    • Thực hiện làm sạch và khử trùng nhiều hơn sau khi có bất kì ca nghi nhiềm nào hoặc bênh nhân xác nhận nhiễm COVID-19 đã vào nơi làm việc trong 21 ngày qua.

–       Xem xét tiến hành kiểm tra sức khỏe cá nhân hàng ngày (ví dụ: khám sàng lọc các triệu chứng và/hoặc nhiệt độ) của nhân viên trước khi họ vào nơi làm việc.

–      Phát triển và thực hiện chính sách để ngăn ngừa nhân viên tụ tập thành nhóm trong khi chờ khám sàng lọc, và duy trì khoảng cách 2 mét giữa các nhân viên.

–      Ngoài ra, hãy khuyến cáo nhân viên thực hiện tự kiểm tra tại nhà trước khi đến văn phòng.

–      Bố trí xen kẽ các ca làm việc, thời gian bắt đầu và thời gian nghỉ nếu khả thi để giảm số lượng nhân viên trong các khu vực chung như khu vực sàng lọc, phòng nghỉ và phòng thay đồ.

–         Xem xét việc sử dụng các biển báo ở khu vực đỗ xe và lối vào yêu cầu khách và khách thăm đeo khẩu trang vải nếu có thể, không được vào tòa nhà nếu có triệu chứng và giữ khoảng cách 2 mét với nhân viên.

–         Vệ sinh các bề mặt thường xuyên tiếp xúc.

    • ​Tuân thủ nguyên tắc phòng dịch và duy trì kế hoạch thực hiện vệ sinh thường xuyên các bề mặt nhằm giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm của con người với vi-rút gây bệnh COVID-19.
    • Hằng ngày, vệ sinh các bề mặt thường xuyên có nhiều người tiếp xúc, ví dụ như tay nắm cửa, bàn làm việc, công tắc đèn, vòi rửa, nhà vệ sinh, trạm làm việc, bàn phím, điện thoại, thanh vịn, máy in/máy photocopy và vòi nước uống. Vệ sinh thường xuyên hơn có thể được yêu cầu nếu cần.

–      Nếu các bề mặt cứng bị bẩn, hãy làm sạch bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và nước.

    • Cho nhân viên đủ thời gian để rửa và làm khô tay và trang bị bồn rửa, xà phòng, nước và
    • làm khô tay (vd. khăn lau bằng giấy, máy sấy khô tay).
    • Yêu cầu nhân viên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây. Nếu không có xà phòng và nước, họ nên sử dụng dung dịch sát trùng có cồn.
    • Thiết lập các biện pháp cách ly giao tiếp xã hội:

–      Nhắc nhở mọi người về dịch bệnh có thể lây lan COVID-19 ngay cả khi không có các triệu chứng. Tất cả các tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với nhân viên, khách hàng và những người khác là một nguồn lây nhiễm tiềm ẩn.

–      Không khuyến khích bắt tay, ôm và đấm tay.

–      Khuyến khích sử dụng các khu vực chỗ ngồi ngoài trời và cách ly giao tiếp xã hội cho mọi hoạt động nhóm nhỏ như ăn trưa, nghỉ ngơi và các cuộc họp.

    • Với các nhân viên di chuyển đến sở làm bằng phương tiện công cộng hoặc đi chung xe, hãy cân nhắc việc hỗ trợ họ như sau:

–      Nếu có thể, đưa ra các chính sách khuyến khích nhân viên sử dụng loại hình giao thông giảm thiểu tiếp xúc gần với người khác (chẳng hạn như đi xe đạp, đi bộ, tự lái xe một mình hoặc đi cùng người sống trong nhà).

–    Yêu cầu nhân viên làm theo hướng dẫn của CDC về cách thức bảo vệ bản thân khi sử dụng phương tiện giao thông.

–    Yêu cầu nhân viên rửa tay ngay khi có thể sau chuyến đi.

    • Dán các hướng dẫn và nhắc nhở tại lối ra vào và các vị trí chiến lược về vệ sinh tay, các triệu chứng COVID-19, đeo khẩu trang, che miệng khi ho hoặc hắt hơi.
    • Sử dụng thùng rác tự động khi có thể.
    • Nhắc nhở nhân viên tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

Hướng dẫn các biện pháp chòng chống dịch có thể thực hiện tại nơi làm việc:

–    Thông tin chính xác và kịp thời. Khuyến cáo ở nhà khi bị bệnh, tự cách ly, đeo khẩu trang, thực hành vệ sinh tay, xác định và giảm thiểu khả năng làm lây truyền bệnh tại nơi làm việc, tại nhà và trong cộng đồng.

–    Khuyến cáo đeo khẩu trang như một biện pháp để ngăn chặn các giọt bắn từ đường hô hấp của người đeo và giúp bảo vệ người khác.

    • Khẩu trang không được coi là trang bị bảo hộ cá nhân và có thể không bảo vệ được người đeo khỏi phơi nhiễm với vi-rút gây ra COVID-19. Tuy nhiên, đeo khẩu trang có thể làm giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh bao gồm cả những người không biết rằng họ đã nhiễm vi-rút và có thể lây truyền sang người khác.
    • Yêu cầu nhân viên và khách hàng đeo khẩu trang tại nơi tập trung từ 2 người trở lên

Những Lưu Ý Đặc Biệt Về Sử Dụng Thang Máy và Thang Cuốn

 –    Khuyến khích người cư trú trong tòa nhà đi cầu thang khi có thể, đặc biệt là khi hành lang thang máy đông đúc hoặc khi chỉ di chuyển ngắn.

–    Hãy chỉ định cầu thang hoặc chia ra ở hai bên cầu thang là “lên” và “xuống” để thực hiện giãn cách tốt hơn.

–    Sử dụng các đánh dấu trên sàn trong hành lang thang máy và gần lối vào thang cuốn để thúc đẩy mọi người tạo khoảng cách với nhau. Dán giấy đề can bên trong thang máy để xác định vị trí hành khách nên đứng, nếu cần.

–    Sử dụng hàng rào dây (chỉ dành cho hành lang; không phải trong thang máy) hoặc các cách khác để đánh dấu các lối đi để giúp mọi người đi theo một hướng và cách nhau 2 mét.

–    Khuyến khích người ở trong thang máy và thang cuốn đeo khẩu trang vải Yêu cầu người sử dụng thang máy tránh nói chuyện nếu có thể.

–    Cân nhắc giới hạn số lượng người trong thang máy và tạo khoảng cách giữa các hành khách trên thang cuốn, nếu có thể, để duy trì cách ly giao tiếp xã hội.

–    Bố trí các biển hiệu để nhắc nhở những người trong tòa nhà giảm thiểu chạm vào các bề mặt. Nên sử dụng một vật (như tăm, nắp bút) để ấn nút thang máy.

–    Khuyến khích khách sử dụng thang máy và thang cuốn rửa tay và tránh chạm vào mặt sau khi nắm vào tay vịn hoặc chạm vào nút ấn.

–    Xem xét lắp đặt thêm hệ thống lưu thông gió bổ sung hoặc các thiết bị xử lý luồng không khí trong thang máy thường sử dụng.

 

Hãy Hành Động để Duy Trì Môi Trường Làm Việc Lành Mạnh cho Nhân Viên và Khách Hàng