Thế nào là Hospitality Management – Quản trị ngành dịch vụ

Thế nào là Hospitality Management – Quản trị ngành dịch vụ

Đầu tiên chúng ta cần hiểu thế nào là “Hospitality”, theo từ điển từ này nghĩa là lòng mến khách, sự hiếu khách.

Hospitality cũng là một ngành công nghiệp dịch vụ rất phong phú và đa dạng như các món ăn ngon được nhà hàng bày ra vô cùng thu hút và hấp dẫn. Nguyên tắc của ngành này luôn hướng tới khách hàng, lấy khách hàng là trung tâm. Đồng thời, người quản trị cũng phải đóng vai trò lãnh đạo và chịu trách nhiệm. Kết hợp các yếu tố quản trị và hướng tới khách hàng lại,chúng ta có “Quản trị ngành dịch vụ”. Nhưng thế nào là Hospitality Management? Con đường sự nghiệp của bạn sẽ đi như thế nào trong ngành này? Bạn có thể kiếm được bao nhiêu trong ngành này? Và ngành này đòi hỏi những loại bằng cấp nào?

 

Chúng ta cùng đi vào định nghĩa Hospitality Management

Quản trị ngành dịch vụ là một lĩnh vực rộng lớn bao gồm các công việc hành chính hằng ngày, vận hành và cả hoạt động thương mại, mua bán trong ngành dịch vụ. Khác với khái niệm hẹp hơn của “Quản lý khách sạn”, quản trị ngành dịch vụ là một thuật ngữ bao gồm rất nhiều ngành như Quản lý Ẩm thực (F&B), Du lịch, Lưu trú và Sự kiện. Các bộ phận chịu sự quản lý của một Tổng quản lý bao quát các việc từ bảo trì, làm sạch tới dịch vụ spa, hỗ trợ khách hàng tại khu vực lễ tân và nhiều bộ phận khác.

Các trách nhiệm của Quản trị Dịch vụ

Các trách nhiệm mà Quản lý khách sạn phải đảm nhận có thể khác nhau tùy thuộc vào sự sắp xếp nhiệm vụ mà họ được thuê. Chủ yếu, phạm vi công việc này có thể bao gồm:

·        Kế toán và quản lý ngân sách

·        Phỏng vấn, đào tạo và sắp xếp quản lý nhân viên

·        Hỗ trợ các hoạt động vận hành hàng ngày

·        Tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh

·        Xử lý các khiếu nại và yêu cầu của khách hàng

·        Thúc đẩy các sáng kiến bền vững

·        Đảm bảo làm đúng theo quy định về sức khỏe và an toàn.

Bằng cấp Quản trị Kinh doanh và Quản trị dịch vụ

Cũng giống với ngành Quản trị Kinh doanh (Business Management), để có được bằng cấp và chứng chỉ trong ngành Quản trị Dịch vụ đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc đa dạng về cấu trúc và chức năng của các công ty và tổ chức. Sinh viên được học các kỹ năng quản lý cá nhân, như kỹ năng lãnh đạo và giao quyền, làm việc nhóm và giao tiếp, công nghệ thông tin, phân tích, tư duy phản biện và giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, chương trình Quản trị ngành Dịch vụ được điều chỉnh theo lĩnh vực dịch vụ, tức là tập trung vào Dịch vụ Khách hàng. Học viên cần được học để thấy sự quan trọng của nguyên tắc lấy khách hàng là trung tâm và làm thế nào để giao dịch với khách hàng hiệu quả, dù là ngành nào đi nữa.

Khách hàng thường nhớ tới cảm xúc ta mang tới cho họ. Qua các trải nghiệm cảm xúc, chúng ta tạo nên các kỷ niệm tuyệt vời. Tư duy ngành dịch vụ của những người theo ngành này, được xây dựng dựa trên các kỹ năng mềm tập trung vào việc lấy con người là trung tâm, tư duy này sẽ mang lại những ấn tượng tuyệt vời cho khách hàng.

Các mảng trong ngành Hospitality Management:

Hospitality Management có thể là một ngành nghề thách thức nhưng cũng đáng giá, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với nó. Có các cơ hội nghề nghiệp tại các Các chuỗi khách sạn, trung tâm hội thảo và triển lãm, địa điểm tổ chức sự kiện, quán bar và quán rượu, các nhà hàng và cửa hàng thức ăn nhanh, hãng hàng không và các khu vực dịch vụ khác. Sau đây là một số lĩnh vực chính:

Lưu trú (Lodging Management)

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú chính là các khách sạn (Hotels), khu nghỉ dưỡng (Resorts)…chúng ta có các bộ phận như Lễ tân (Front Office-FO), nhân viên hành lý (Bellman), Buồng phòng (Housekeeping), Chăm sóc khách hàng (Guest Relation Officer – GRO), Bộ phận Ẩm thực (F&B),…

Du lịch, Lữ hành (Travel & Tourism Management)

Đó là các Công ty Du lịch, Lữ hành với các vị trí như Hướng dẫn viên du lịch (Tour Guide), Thiết kế tour (Tour Operator), Phát triển sản phẩm (Product Development),..

Ẩm Thực (F&B Management)

Những nơi có cung cấp dịch vụ ăn uống như Nhà hàng (Restaurant), Khách sạn, quán café, công ty cung cấp suất ăn…với các công việc như đầu bếp (Chef), Nhân viên pha chế đồ uống (Bartender), Phục vụ nhà hàng (Waiter & Waitress), giám sát (Supervisor), quản lý…

Cùng với các vai trò được liệt kê phía trên, các kỹ năng quản trị dịch vụ còn có thể mở ra cánh cửa cơ hội nghề nghiệp trong nhiều vai trò khác nhau như:

 

  • Tiếp thị/ Kinh doanh (Marketing/Sales)

  • Nhân sự (Human resources)

  • Chăm sóc khách hàng (Customer services)

  • Finance/Accounting (Tài chính/ kế toán)

Mức lương kỳ vọng:

Mức lương sẽ phụ thuộc vào địa điểm, thị trường mà bạn lựa chọn, quy mô và danh tiếng của doanh nghiệp, và nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên, điều chắc chắn là ngành này đảm bảo cơ hội lớn hơn để có thể đạt được sự nghiệp ở vị trí lãnh đạo, hiển nhiên được trả mức lương cao hơn các vị trí khác.

Các lợi ích khác trong ngành này:

·        Gặp gỡ nhiều người từ các nền văn hoá khác nhau

·        Làm việc trong môi trường đa dạng và năng động

·        Các cơ hội đi du lịch

Thị trường ngành nghề dịch vụ:

Trong khi nhiều lĩnh vực khác phải trải qua làn sóng sa thải lớn trong những năm gần đây, ngành dịch vụ vẫn tiếp tục phát triển, cho thấy đây là lĩnh vực hứa hẹn nhiều cơ hội việc làm ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần. Theo Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM dự báo trong giai đoạn 2022-2030, nhu cầu nhân lực nhóm ngành du lịch- nhà hàng- khách sạn- dịch vụ chiếm tỉ trọng đến 8% trong tổng nhu cầu nhân lực

Phát triển sự nghiệp theo nghề quản lý khách sạn có phù hợp với bạn hay không?

Với đào tạo và chuyên môn phù hợp, phát triển sự nghiệp trong quản lý khách sạn có thể mang đến một nghề nghiệp thú vị và đa dạng, nó có thể được định hình theo tính cách và khát vọng riêng của bạn.

Quản lý Khách sạn không chỉ mở ra cánh cửa vào một ngành công nghiệp đang phát triển mà còn mở rộng tầm nhìn của bạn để nắm bắt các cơ hội trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác ngoài lĩnh vực khách sạn.

Vì xét đến cùng, ngành nào cũng cần một tấm lòng mến khách!