Tin tức

Tiềm năng du lịch tại Hòa Bình

Tiềm năng du lịch tại Hòa Bình

Tiềm năng du lịch tại Hòa Bình

Là một tỉnh có cả điều kiện tự nhiên và điều kiện văn hóa xã hội thuận lợi, Hòa Bình đã và đang phát triển cả du lịch tự nhiên cùng du lịch nhân văn. Hòa  Bình có tài nguyên du lịch tự nhiên rất lớn, một số điểm du lịch như Vườn quốc Gia Cúc Phương, Thung Nai, hồ thủy điện Hòa Bình, khu bản tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, suối khoáng Kim Bôi, khu bản tồn thiên nhiên Phu Canh, Hang kia – Pà Cò, Thượng Tiến, Pú Luông, Ngọc Sơn – Ngổ Luông; có giá trị lợi thế cho phát triển du lịch.

Đây cũng là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc Mường, Kinh, Thái, Tày, H’Mông, Dao … Đây là yếu tố tạo nên sự đa dạng , nét độc đáo của văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình – sức hấp dẫn chủ yếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế.

Nét độc đáo của văn hóa các dân tộc thiểu số ở Hòa Bình thể hiện qua hình thức quần cư và kiến trúc nhà ở, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật múa hát thi ca, trang phục, nghề thủ công truyền thống…Trên địa bản tỉnh Hòa Bình hiện nay có một số bản làng khai thác phục vụ du lịch như bản Giang Mỗ, bản Văn, bản Lác, bản Tòng, huyện Mai Châu…

Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng

Theo thống kê, Hòa Bình có khoảng 20 dự án bất động sản nghỉ dưỡng đang được triển khai thực hiện với nguồn vốn lên tới nghìn tỷ đồng. Một số dự án kể đến như: Ivory Villas & Resort; La Saveur Hòa Bình; Legacy Hill Hòa Bình; Làng Sinh Thái Việt Xanh; Viên Nam Resort; Sakana Spa & Resort; Apec Kim Bôi – Apec Mandala Sky Villas Hòa Bình; khu đô thị Việt Âu; Para Hills Resort; Cullinan Resort…. mang đến những cơ hội gia tăng giá trị cao, hấp dẫn giới đầu tư.

Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình với quy mô hơn 52.000 ha

Tỉnh Hòa Bình cũng công bố quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia hồ Hòa Bình đến năm 2035 với quy mô hơn 52.000 ha. Trong đó, ở giai đoạn 1, từ nay đến năm 2025, các cơ quan sẽ tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết và đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ du lịch. Những năm sau đó là giai đoạn đẩy mạnh đầu tư xây dựng các công trình phục vụ định hướng này. Đây là cơ hội “có một không hai” đối với những nhà đầu tư bất động sản, du lịch.

Với những lợi thế về quỹ đất cũng như giao thông thuận lợi gồm các tuyến đường: Đại lộ Thăng Long rộng 140 m; Quốc lộ 32 nối liền trung tâm Hà Nội; đường Hồ Chí Minh… tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án bất động sản nghỉ dưỡng tại Hòa Bình phát triển.

Gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của bất động sản nghỉ dưỡng chính là du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình hiện có 296 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý bảo vệ, trong đó hơn 70 hang động chứa đựng những di chỉ khảo cổ của nền “Văn hóa Hòa Bình” thời tiền sử nổi tiếng thế giới cách đây hàng chục vạn năm. 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 53 di tích cấp tỉnh đã và đang được tu bổ tôn tạo từng bước phát huy giá trị…

Nguồn nước khoáng ở huyện Kim Bôi, Lạc Sơn, Yên Thuỷ thuộc 2 nhóm nước khoáng Bicabonat, Sunfatcanxi nguồn gốc hoà tan, rất có giá trị để phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng. Trong khi đó, 4 khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn- Ngổ Luông, Hang Kia- Pà Cò, Thượng Tiến, Phu Canh lại rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch mạo hiểm, sinh thái, nghỉ dưỡng….

Hòa Bình được xem là “thủ phủ” của người Mường (chiếm 63% dân số tỉnh)

Được biết thời gian tới, Hòa Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác hợp tác liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, đặc biệt là liên kết với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và nước ngoài để mở rộng thị trường thu hút khách, thúc đẩy phát triển du lịch./.Cùng với đó là sự độc đáo của bản sắc văn hoá thể hiện qua phong tục, tập quán, lối sống của các dân tộc Mường, Thái, Mông, Dao, Tày… được giữ khá nguyên vẹn với trên 20 lễ hội cộng đồng dân tộc như hội Cồng Chiêng, Lễ hội Khai Hạ, Lễ hội Chùa Tiên,…